Case deal lương và những bài học giá trị cho nhân sự

Năm 2015, lương dev ở Đà Nẵng mới ra trường tầm 5tr, và mình deal được 9tr (+80% mặt bằng chung)

Năm 2023, vợ mình chuyển việc, và mình hỗ trợ vợ chốt deal +40% so với offer công ty đưa ra.

Mình đưa 2 ví dụ của cá nhân mình để ae thấy rằng “deal lương không phải cuộc chiến” nhưng để làm tốt nó thì tất nhiên cần biết cách.
Mình đã ngồi ở hầu hết vai trò trong bàn đàm phán lương nên mình sẽ liệt kê ra cho ae những điều cần lưu ý để ae có thể deal lương tốt hơn trong lần tới.
1. Tâm thế khi đi phỏng vấn và deal lương
Mình đi phỏng vấn chưa bao giờ mình nghĩ là đi “phỏng vấn xin việc”. Việc mình đi làm cho công ty thực chất là 1 cuộc trao đổi sòng phẳng: tôi cho cty thuê năng lực của tôi, và nhận lại là lương, là cơ hội, là abc xyz (mà mọi người hay gọi là phúc lợi, nhưng nó là nhiều hơn thế, sẽ nói ở 1 bài viết khác) => cân kèo khi phỏng vấn. Nó như là bạn đi bán hàng hay cho thuê cái xe máy vậy. Tất nhiên cán cân sẽ luôn lệch 1 hoặc nhiều chút do cơ chế cung – cầu của thị trường.
Đối với mình, lương nó là 1 tổ hợp những giá trị công ty đem lại cho mình, trong đó bao gồm (nhưng không phải tất cả):
  • Số tiền mình nhận về hàng tháng
  • Cơ hội học hỏi, phát triển chuyên môn từ những người giỏi hơn
  • Những cơ hội để phát triển năng lực như: đi onsite, làm với đồng nghiệp quốc tế, tham dự các workshop độc quyền, nhận được hỗ trợ kỹ thuật từ các công ty hàng đầu như Amazon, Google, Microsoft…nhiều lắm
  • Lộ trình thăng tiến nghề nghiệp
  • Tìm được thầy giỏi, bạn tốt
  • Văn hoá công ty
  • Cơ hội đi đường dài với nhau, hoặc đạt được mục tiêu ngắn, dài hạn…(đồng nghiệp của vợ mình được cty cho mượn 500tr để mua oto đi là 1 ví dụ)
  • … nhiều lắm ae ngồi nghĩ 1 hồi sẽ ra đầy
2. Lương là vấn đề cuối cùng mà mình sẽ thảo luận
Thường đi pv mà gặp câu hỏi về lương, mình sẽ hoặc là lái nó sang 1 chủ đề khác (thường là để làm rõ hơn về việc mình và công ty, công việc có match nhau không). Vẫn có trường hợp họ cần chốt con số trước khi phỏng vấn tiếp thì mình sẽ bày tỏ quan điểm của mình rằng “Lương là vấn đề cuối cùng mà mình sẽ thảo luận”, sau khi đã clear hết mọi thứ và mình sẽ join cty khi chốt được vấn đề lương lậu. Mình nhận thấy là nhà tuyển dụng họ đánh giá cao điều này.
1 mẫu văn vở cho ae là: trước khi mình bàn về lương, em có thể hỏi anh thêm 1 chút về…được không (cái … đó ae điền mấy cái dính tới chuyên môn ấy, vd về việc ứng dụng AI trong coding chẳng hạn, hoặc về công nghệ sẽ áp dụng trong dự án tới, hoặc vị trí của mình trong dự án…nói chung cái này thiên về việc kỹ năng phỏng vấn, ae đi pv nên list ra tầm chục câu để hỏi lại nhà tuyển dụng, pick 1 vài câu trong đó ra hỏi là được)
3. Nếu được, mình sẽ không đưa ra con số trước
Deal lương là quá trình trả giá mà, nên ai đưa ra con số trước sẽ mất lợi thế đàm phán. Vì kiểu gì bên kia sẽ trả treo lại theo hướng có lợi cho người đó. Nên nếu họ hỏi mình con số, mình sẽ lái sang chuyện chuyên môn, hoặc hoặc các chuyện công việc khác, rồi hỏi tiếp về con số của họ.
Trường hợp họ “cứng”, nhất quyết yêu cầu mình 1 con số, mình sẽ đưa ra 1 khoảng, mà bắt đầu từ kỳ vọng của mình. Vd 30tr là mình happy nhận deal rồi, mình sẽ văn như này: em có tham khảo quanh bạn bè em, từ thị trường và “offer từ 1 số cty khác” thì thấy rằng với vị trí mà cty đang cần tuyển, với level và khả năng contribute của em, nó sẽ nằm trong khoảng 30-37tr. Và kỳ vọng của em cũng nằm trong khoảng đó.
Cái từ khoá “offer từ 1 số cty khác” nó khá đắt giá ấy, ae tự ngẫm nhé ???? để tự tin nói câu này thì tất nhiên ae phải đi phỏng vấn nhận offer ở nhiều nơi, ít nhất là phải tham gia nhiều cuộc phỏng vấn.
Còn cái khoảng kia mình sẽ đóng khung khoảng giá trong đầu họ. Câu chuyện deal sẽ nằm trong khung này, và bét nhất thì mình cũng được mức 30, còn nếu họ trả thấp hơn 30 thì họ sẽ cần rất nhiều sách tập làm văn để có thể nói chuyện tiếp.
4. Khi có offer, cuộc thương lượng mới chính thức bắt đầu
Tất cả những công đoạn trước đó, phỏng vấn, hỏi qua hỏi lại, bàn luận về chuyên môn, văn hoá…là để setup nền cho việc deal lương (nó là vấn đề cuối cùng cần thảo luận 1 phần cũng là vì lý do này).
Dù họ đưa offer trước hay sau, thì họ cũng sẽ có 1 con số, lúc này tuỳ vào tình hình và nhu cầu cũng như mức độ hài lòng với con số họ đưa ra, mình sẽ nhận hoặc deal tiếp. Vd họ offer mình 27tr cùng mấy cuốn tập làm văn, mình sẽ nói đại ý là mình hiểu là cần ít nhất 2-6 tháng để khẳng định năng lực, nên mình sẽ nhận thử việc với mức này, và sẽ deal lại sau 2 tháng thử việc, hoặc sau 6 tháng làm, kiểu vậy. Hoặc cân nhắc về việc nhận mức lương này + % commission dự án hoặc cổ phần công ty…
Trường hợp đẹp nhất xảy ra, họ offer trước và offer hẳn con số 35tr, là cao hơn hẳn 5tr (17%) so với kỳ vọng trong đầu mình, tuỳ tình hình, mình vẫn có thể tiếp tục deal lên, hoặc nhận cũng được, nhớ là đừng có ngại kiểu sợ họ thấy mình trả treo như bán cá ngoài chợ lại đánh giá mình thấp, đồng tiền đi liền khúc ruột mà, họ đi trước mình tất nhiên sẽ hiểu rõ luật chơi hơn mình.
Mình tâm niệm câu này trong đầu: hỏi thì chưa chắc có, nhưng không hỏi thì chắc chắn là không có.
5. Cần hiểu luật chơi (để còn chơi theo luật)
Tuỳ cuộc phỏng vấn, sẽ có những người khác nhau đóng vai trò quyết định trong việc chốt lương với mình (sau khi 2 bên đã kỳ kèo ngã giá). Người đó có thể là người đang phỏng vấn, có thể là cấp trên của người đó, hoặc là HR, đôi khi lại cần cả hội đồng để quyết định việc này.
1 ví dụ ae hay thấy là phỏng vấn xong thì đi về, rồi hôm sau HR sẽ điện và thông báo mức lương. Nguyên do là quy trình của cty sẽ là phỏng vấn chuyên môn, xong họ chấm, người phỏng vấn đưa ra mức tối đa có thể trả cho ứng viên => chuyển sang cho HR, HR sẽ liên hệ và tiếp tục làm tập làm văn để hạ con số đó xuống, để làm chi? Để giảm quỹ lương công ty, đôi khi đó là 1 phần trong KPI công việc của họ. Nên nếu được, ae cố gắng chốt cái offer trong cuộc phỏng vấn luôn để chủ động, còn nếu mà deal tiếp qua điện thoại thì mình cần là người chủ động, kiểu: “Offer này khá hấp dẫn với em, hiện tại vì abc nên em sẽ trả lời lại sau tối đa 3 ngày”. Cái abc đó có thể là vì mình đang chờ offer chỗ khác, vì mình cần bàn bạc kỹ hơn với gia đình…đại loại là hấp dẫn đấy nhưng chưa phải là nhất và mình cần suy xét kỹ hơn.
Có cuộc phỏng vấn thì chia ra làm nhiều vòng, và có vòng mình gặp được trùm sò kiểu C-level, thì việc deal lương dễ hơn, vì sẽ deal thẳng với C-level và chốt ở đó luôn, đỡ qua nhiều bước trung gian.
Có ae thắc mắc là em mới ra trường, kinh nghiệm chưa nhiều thì mấy cái trên có vẻ khó, kinh nghiệm chưa nhiều thì việc tốt nhất ae có thể làm là show ra được rằng ae xứng đáng thế nào với vị trí đó, ae có giá trị như nào đối với cty, và áp dụng mấy cái ở trên kia vẫn được mà, chỉ sợ là chưa tới được đoạn deal lương thì được mời về rồi thôi ????
6. Phỏng vấn
Phỏng vấn tìm người là 1 quá trình mệt mỏi, càng tuyển người level cao thì càng mệt, nên nếu ae match vị trí đó, cty thèm ae lắm ????
Phỏng vấn là 1 chủ đề khác nhưng nó có liên quan mật thiết đến việc setup vị thế deal lương nên mình sẽ liệt kê ra vài điểm sơ sơ mà có thể ae sẽ bỏ qua:
  • CV không nên có 1 lỗi chính tả nào
  • CV cần show ra được ít nhất 3 điều: mình đã làm những gì, học hỏi được gì từ đó và có gặp khó khăn gì trong những việc đã làm (kèm giải quyết nó như nào)
  • Nhớ chuẩn bị danh sách câu hỏi để hỏi cty về những vấn đề mình cần làm rõ: về chuyên môn, về chính sách, về văn hoá, về con người, về định hướng phát triển của cty…
  • Giờ giấc tác phong nề nếp rất quan trọng
  • Biết gì thì nói nấy, đừng chém, câu nào không biết thì cứ thẳng thắn nói là “em không biết, có thể làm theo hướng này, nhưng em không chắc chắn”
  • Đại loại để có vị thế tốt nhất khi vào deal thì nên có 1 cuộc phỏng vấn thành công tốt đẹp nhất có thể
7. Điều cốt lõi
6 điều trên là bổ trợ cho ae để người ta muốn nhận ae và vào tới vòng deal lương. Còn điều cốt lõi, ae phải là 1 người có năng lực thực sự, cái năng lực này đúng là thứ cty đang cần tuyển, và ae phải show ra cho họ thấy điều đó.
Nguồn : FB Cao Quảng Bình