Kinh doanh là công việc quen thuộc đối với mỗi công ty và là người quen thuộc với khách hàng và là một bộ phận không thể thiếu trong ty, vậy công việc của nhân viên kinh doanh là gì mà lại quan trọng đến vậy, bài biết này sẽ mô tả công việc nhân viên kinh doanh.
Nhân viên kinh doanh là gì?
Nhân viên kinh doanh hay còn gọi là nhân viên bán hàng, là bộ phận của công ty tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, biết rõ được những gì khách hàng mong muốn và mong đợi, là cầu nối giữa khách hàng với công ty.
Nhân viên kinh doanh được xem là một bộ phận quan trọng và phải có của mỗi công ty, khách hàng hay đối tác có thể đánh giá cả công ty chỉ thông qua nhân viên kinh doanh vì thế đòi hỏi nhân viên kinh doanh phải chuyển nghiệp và có trách nhiệm với công việc.
Mô tả công việc nhân viên kinh doanh
Tư vấn giới thiệu sản phẩm
Tư vấn giới thiệu sản phẩm là vai trò cơ bản của nhân viên kinh doanh và đòi hỏi nhân viên nào cũng có thể đảm bảo công việc này và nắm rõ kiến thức về sản phẩm, công ty bao gồm cả quy trình hoạt động sản xuất để có thể tư vấn và giới thiệu chính xác thông tin cho khách hàng.
Chăm sóc khách hàng trước và sau khi bán hàng
Chăm sóc khách hàng là điều rất quan trọng để thỏa mãn khách hàng, bao gồm nhiều yếu tố từ sản phẩm, thuận tiện cho đến yếu tố con người. Trước khi bán hàng, nhân viên kinh doanh hỗ trợ khách hàng trong lúc lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình nhất. Sau khi mua hàng nhân viên kinh doanh hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng để khách hàng có một trải nghiệm sản phẩm tuyệt vời nhất.
Gặp trực tiếp và thuyết phục khách hàng
Cảm xúc cũng là một trong những tác nhân dẫn đến hành vi mua hàng của khách hàng, nhân viên kinh doanh có nhiệm vụ gặp trực tiếp khách hàng, khơi dậy được cảm xúc của khách hàng sau đó dùng kỹ năng thuyết phục của mình để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm.
Nghiên cứu thị trường và đối thủ
Nhân viên kinh doanh còn có nhiệm vụ nghiên cứu các hoạt động của đối thủ và thị trường để định hướng đi đúng đắn cho công ty.
Lập kế hoạch kinh doanh
Mọi không việc để có thể suôn sẻ, thành công và thực hiện dễ dàng nhất điều cần được lên kế hoạch rõ ràng. Trong kinh doanh cũng thế, nhân viên kinh doanh có nhiệm vụ lập kế hoạch rõ ràng từ tiếp cận khách hàng đến trao đổi buôn bán.
Duy trì và tìm kiếm khách hàng
Ngoài kỹ năng bán hàng, nhân viên kinh doanh còn có nhiệm vụ duy trì được lượng khách hàng nhất định cho công ty và tiềm kiếm nhiều khách hàng tìm năng khác cho công ty.
Ký hợp đồng mua bán
Việc ký kết hợp đồng là không thể thiếu trong hoạt động trao đổi mua bán, khi khách hàng được tư vấn bởi nhân viên kinh doanh là chính nhân viên kinh doanh đó làm việc trực tiếp về hợp động với khách hàng sẽ dễ dàng hơn và giúp khách hàng có trải nghiệm về dịch vụ sản phẩm tốt nhất có thể.
Báo cáo doanh thu
Báo cáo doanh thu giúp công ty hiểu rõ hơn về quá trình hoạt động kinh doanh từ đó có những kế hoạch trong tương lai. Dựa vào báo cáo doanh thu để căn cứ vào đó xét thăng tiến trong tương lai.
Mức lương của nhân viên kinh doanh
Lương và quyền lợi của các nhân viên kinh doanh sẽ tùy thuộc vào từng công ty, mà có chế độ lương thưởng khác nhau.
Trung bình mức lương của nhân viên hiện nay từ 7-12 tr/tháng, tuy nhiên còn dựa vào mức độ kinh nghiệm của mỗi nhân viên kinh doanh khác nhau. Nếu là nhân viên kinh doanh tiếng anh thì mức lương sẽ cao hơn nhiều.
Ngoài ra còn dựa vào thành tích mà mỗi nhân viên mang đến cho công ty từ đó có nhiều khoảng hoa hồng, lương thưởng riêng cho mỗi nhân viên.
Cách để trở thành nhân viên kinh doanh
Để trở thành một nhân viên kinh doanh bạn cần đáp ứng cơ bản các yêu cầu của nhà tuyển dụng như là:
- Trước hết hãy tốt nghiệp đào tạo chương trình cao đẳng hoặc đại học các chuyên ngành như quản trị kinh doanh, marketing
- Có kinh nghiệm trong các mãn trên, để có thể trở thành nhân viên chuyên nghiệp hơn.
- Học thêm các kỹ năng cần thiết bên ngoài như kỹ năng bán hàng, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng giao tiếp,..Để gây ấn tượng hơn với các nhà tuyển dụng.
- Ngoài ra bạn nên trau dồi tiếng anh của mình, sẽ là cách tốt nhất để nhà tuyển dụng có thể chọn bạn, trong thời kỳ hội nhập hiện nay, có tiếng anh thì cơ hội làm việc của bạn sẽ rộng mở hơn.
- Bên cạnh đó bạn cũng nên học thêm các kỹ năng văn phòng cần thiết như các công cụ Word, Excel,..
- Rèn luyện thói quen tốt, thái độ tốt để đi đôi với trình độ của mình, một người vừa có trình độ tốt vừa có thái độ tốt không có lý do nào để nhà tuyển dụng có thể từ chối bạn
Các câu hỏi thường gặp
1. Những công việc chính của nhân viên kinh doanh là gì?
- Tìm kiếm và thu hút khách hàng mới.
- Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại.
- Tư vấn và đề xuất sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng.
- Thực hiện quá trình bán hàng, đàm phán và hoàn thành giao dịch.
- Theo dõi và báo cáo về hoạt động kinh doanh và chỉ tiêu doanh số.
2. Nhân viên kinh doanh đóng vai trò như thế nào trong việc tăng doanh thu?
- Tìm kiếm và thu hút khách hàng mới, mở rộng thị trường tiềm năng.
- Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng hiện tại, tạo lòng tin và sự trung thành từ khách hàng.
- Tư vấn và đề xuất sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng, tăng khả năng chốt giao dịch thành công.
- Đàm phán và thực hiện giao dịch với khách hàng để đạt được doanh số bán hàng cao nhất.
- Đưa ra các chiến lược và kế hoạch kinh doanh để đẩy mạnh doanh số và tăng trưởng doanh thu.
3. Nhân viên kinh doanh làm việc dưới sự quản lý của ai?
Nhân viên kinh doanh thường làm việc dưới sự quản lý của Trưởng phòng kinh doanh hoặc Giám đốc kinh doanh. Tuy nhiên, cấu trúc quản lý có thể khác nhau tùy theo tổ chức và quy mô công ty.
Phía trên đã khái quát chi tiết những công việc nhân viên kinh doanh phải làm, tuy nhiên sẽ còn nhiều công việc nhỏ nhỏ khác mà khi trải nghiệm bạn mới có thể biết được, qua mô tả công việc nhân viên kinh doanh trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc này và có định hướng phù hợp cho mình.
>>> Tham khảo thêm: