Câu hỏi phỏng vấn

Ngoài việc nhà tuyển dụng kiểm tra và đánh giá năng lực của bạn thông qua CV thì cách trả lời, những gì bạn thể hiện trong buổi phỏng vấn cực kỳ quan trọng.

 

Phỏng vấn là cơ hội để bạn gia nhập vào một doanh nghiệp, công ty. Việc chuẩn bị và tự trả lời các câu hỏi phỏng vấn sẽ giúp bạn tự tin hơn khi đối diện với nhà tuyển dụng. Dù ứng tuyển việc làm nào, cấp độ gì, ngành nghề gì thì bạn cũng nên đọc qua cách trả thời thông minh các câu hỏi phỏng vấn thường gặp sau đây để ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng.

1. Hãy giới thiệu về bản thân bạn?

Để ghi điểm từ các hỏi phỏng vấn thì đầu tiên, bạn phải có mục giới thiệu bản thân ấn tượng. Bạn cần nêu rõ thông tin cơ bản về tên, tuổi, địa chỉ, tình trạng hôn nhân và nói qua về bật sở trường, thành quả bạn đạt được trong công việc trước đây. Đây là trong tiêu chí quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực ứng viên.

Hãy trình bày ngắn gọn, rành mạch, dễ hiểu và gói gọn trong khoảng 2 phút, tránh nói dài dòng, tạo cảm giác chán nản cho nhà tuyển dụng. Hãy tập cách trả lời ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng ngay từ ấn tượng đầu tiên.

2. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

Trước tiên, bạn cần xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn của bản thân. Hãy đưa ra định hướng nghề nghiệp liên quan đến công việc đang ứng tuyển cùng với lý do như muốn phát triển và hoàn thiện hơn những kỹ năng chuyên môn, xác định đây là công việc sẽ gắn bó lâu dài,… 

Bạn không nên đưa ra mục tiêu nghề nghiệp quá xa vời, không phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp đang ứng tuyển,… Bởi dựa vào câu trả lời này, nhà tuyển dụng sẽ xác định mục tiêu mà bạn đang hướng có phù hợp, có chung hướng phát triển với doanh nghiệp hay không.

 

3. Vì sao bạn nghỉ việc ở đơn vị cũ?

Đây là một trong các câu hỏi phỏng vấn phổ biến không khó để trả lời. Bạn nên đưa ra câu trả lời không gây ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn. Bạn có thể nói rằng vì định hướng phát triển của đơn vị cũ không còn thích hợp với mục tiêu nghề nghiệp của mình, cơ hội phát triển bản thân không cao, bạn muốn tìm kiếm và thử thách môi trường mới năng động hơn,…

4. Điểm mạnh của bạn là gì?

Bạn cần chuẩn bị trước một số thế mạnh cho bản thân và đảm bảo thế mạnh đó gắn liền với vị trí đang ứng tuyển. Chú ý nhấn mạnh vào thế mạnh nổi bật mang lại hiệu quả trong công việc đi kèm dẫn chứng cụ thể.

5. Điểm yếu của bạn là gì?

Bạn nên khéo léo thừa nhận điểm yếu của bản thân và đưa ra giải pháp, cách thức bản thân đã để khắc phục điểm yếu đó. Bạn có thể nói điểm yếu như tính hay quên, thẳng thắn trong công việc,… Hãy đảm bảo điểm yếu đưa ra không ảnh hưởng nhiều đến công việc ứng tuyển.

6. Sở trường của bạn là gì?

Để ghi điểm với nhà tuyển dụng ngay từ các hỏi phỏng vấn, bạn hãy mô tả sở trường đã có tại vị trí gần nhất với công việc đang ứng tuyển. Hãy liệt kê 3 – 5 kỹ năng đặc biệt như trình độ chuyên môn, kỹ năng mềm, kinh nghiệm làm việc trước đó,… phù hợp với yêu cầu tuyển dụng. Tốt hơn là bạn đưa ra dẫn chứng cụ thể về cách bạn từng áp dụng sở trường đó vào trong công việc đi kèm kết quả đạt được.

7. Bạn biết gì về doanh nghiệp chúng tôi?

Một trong các câu hỏi phỏng vấn thường gặp là nhà tuyển dụng thường hỏi ứng viên về mức độ hiểu biết về doanh nghiệp. Do đó, trước khi tham gia phỏng vấn, bạn hãy tìm hiểu về doanh nghiệp với các thông tin như nguồn gốc và quá trình thành lập, kim chỉ nam hoạt động, văn hóa và sứ mệnh, ngành hàng hoạt động,…

8. Vì sao bạn ứng tuyển vị trí này?

Mục đích khi đưa ra câu hỏi này là nhà tuyển dụng muốn biết ứng viên có tìm hiểu về vị trí đang ứng tuyển hay không. Bạn nên đề cập đến kinh nghiệm tại vị trí tương đương, thể hiện đam mê, sự cầu tiến trong nghề nghiệp đang theo đuổi và khẳng định năng lực chuyên môn của mình thật sự phù hợp với công việc đang ứng tuyển.

9. Vì sao chúng tôi nên chọn bạn?

Ở câu hỏi này, bạn cần đưa ra được giải pháp cho vấn đề của doanh nghiệp là kinh nghiệm, kỹ năng của bạn giúp gì cho doanh nghiệp và sự khác biệt về kinh nghiệm, kỹ năng của bạn so với ứng viên khác. Đồng thời, bạn đừng quên lồng ghép số liệu và thành tích để tăng tính thuyết phục với nhà tuyển dụng.

10. Bạn từng làm công việc này chưa?

Có thể nhà tuyển dụng đã biết trước câu trả lời cho câu hỏi này và cách bạn trả lời ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn. Bạn nên tập trung vào phẩm chất riêng biệt cho thấy sự thích hợp của bản thân đối với công việc. Điều này giúp nhà tuyển dụng cân nhắc, trao cơ hội cho dù bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm làm việc tại vị trí đó.

11. Bạn có ngại khi phải làm thêm giờ?

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá về tinh thần trách nhiệm trong công việc của ứng viên. Câu trả lời của bạn cần trình bày bạn đã có kinh nghiệm làm việc thêm giờ trước đó và khẳng định tinh thần trách nhiệm, thái độ tích cực của bạn khi phải “overtime”. Bạn cần đề cập khéo léo về chế độ, quyền lợi từng được hưởng tại công ty cũ khi làm thêm giờ.

12. Bạn không hài lòng điều gì ở người sếp cũ?

Bạn tuyệt đối không được nhắc đến điều tiêu cực về sếp cũ. Thay vào đó, hãy nhấn mạnh những gì sếp cũ đã làm cho nhân viên và công ty cũ cùng những kiến thức, kỹ năng bạn đã học hỏi được từ họ.

13. Mức lương bạn nhận được ở đơn vị cũ là bao nhiêu?

Với câu hỏi phỏng vấn về mức lương mong muốn, thay vì nói con số chính xác, bạn có thể cung cấp một con số chung chung, chẳng hạn như trên 12 triệu. Hoặc bạn cũng có thể cung cấp mức lương khởi điểm, mức lương hiện tại ở đơn vị cũ. Chẳng hạn như khi mới bắt đầu vị trí nhân viên marketing, tôi nhận được mức lương 9 triệu, còn hiện tại mức lương tôi nhận được là 12 triệu.

 

14. Bạn muốn mức lương bao nhiêu?

Bạn nên tìm hiểu trước về mức lương trung bình cho vị trí đó ở thời điểm hiện tại và mức độ năng lực, kinh nghiệm của mình để đưa ra con số phù hợp, đủ để thấy được giá trị của bản thân. Ngoài mức lương, bạn cũng nên trao đổi thẳng thắn về quyền lợi nhận được một cách rõ ràng, cụ thể.

Hãy tìm hiểu về lương gross, lương net, cách tính lương gross sang net và ngược lại để đề xuất mức lương đúng với kỳ vọng của bản thân và phù hợp với con số chi trả của nhà tuyển dụng.

15. Ngoài thời gian làm việc, bạn có sở thích hay đam mê gì không?

Bạn có thể đưa ra những sở thích và hoạt động lành mạnh, tạo ra năng lượng tích cực. Đặc biệt, những sở thích này đó thể hiện và rèn giũa thêm những kỹ năng liên quan đến công việc hiện tại.

16. Bạn dự định làm cho doanh nghiệp trong bao lâu?

Kế hoạch nào cũng có thể thay đổi. Vì thế, bạn đừng trả lời rằng sẽ gắn bó hết đời với doanh nghiệp. Hãy đưa ra câu trả lời tích cực, thể hiện tinh thần nhiệt huyết của mình với doanh nghiệp và vị trí ứng tuyển, tỏ thái độ vui vẻ nếu được doanh nghiệp tạo điều kiện làm việc lâu dài.

17. Nếu chúng tôi không lựa chọn bạn, bạn nghĩ gì?

Trong trường hợp bạn không trúng tuyển thì vẫn cứ tự tin vào bản thân và vui vẻ chấp nhận. Điều này không có nghĩa là bạn không giỏi, không có năng lực mà do không phù hợp với tiêu chí nào đó.

18. Triết lý trong công việc của bạn?

Trong danh sách các câu hỏi phỏng vấn thường gặp, bạn cần bình tĩnh đưa ra triết lý rõ ràng về tính cách của mình như thẳng thắn, trung thực, hết mình và cách mà bạn áp dụng chúng vào công việc.

19. Điều gì quan trọng hơn đối với bạn: Công việc hay thu nhập?

Cả công việc, thu nhập đều quan trọng và bạn cần biết cách cân bằng hai yếu tố này. Bạn có thể nói rằng thu nhập và công việc luôn song hành cùng nhau. Khi làm việc chăm chỉ, gặt hái được thành công thì thu nhập sẽ thuộc về mình. Vậy nên, công việc và thu nhập đều rất quan trọng.

20. Khả năng chịu áp lực trong công việc của bạn thế nào?

Để tránh bị nhà tuyển dụng “hỏi xoáy” thì bạn trả lời rằng áp lực ở mức độ phù hợp sẽ đem lại hiệu quả công việc tối đa. Và bạn có thể làm việc được dưới áp lực cao vì công việc cấp bách, quan trọng. Từ áp lực đó, năng suất của bạn được tăng cao và rèn luyện được nhiều kỹ năng mềm như sự nhạy bén, linh hoạt, sắp xếp công việc, quản lý thời gian,… một cách hiệu quả.

21. Bạn làm cách nào để hoàn thành nhiệm vụ được giao theo đúng thời hạn?

Bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn biết cách quản lý công việc thông qua việc chủ động lên kế hoạch, báo cáo, theo dõi tiến độ công việc. Đồng thời, nói thêm tầm nhìn, sự cam kết của bạn về chất lượng lẫn tiến độ công việc. Những điều đó sẽ giúp công việc diễn ra theo đúng thời hạn.

22. Bạn muốn làm việc với người quản lý như thế nào?

Với câu hỏi này, bạn thành thật chia sẻ mong muốn của bản thân về một người lãnh đạo có tài, có tâm. Chia sẻ rằng khi làm việc với những người quản lý như thế, bạn sẽ học hỏi được nhiều thứ như cách quản lý công việc, cách giao tiếp với nhân viên, xử lý tình huống, kiến thức,…

23. Nếu sếp làm sai, bạn góp ý hay bỏ qua?

Đây là một trong các câu hỏi phỏng vấn khó trả lời. Bạn có thể nói với nhà tuyển dụng rằng mình sẽ lựa chọn thời điểm phù hợp để trao đổi riêng với quản lý nhằm hướng tới lợi ích của cả tập thể.

24. Bạn nghĩ sao về việc phải đi công tác?

Với vấn đề phải đi công tác, bạn nên trả lời “có” hoặc “không”. Nếu câu trả lời là có và bạn là người thích đi công tác thì có thể chia sẻ về vài lần đi công tác ấn tượng của công việc trước đây, thể hiện tinh thần sẵn sàng cho việc đi công tác và hoàn thành mục tiêu đặt ra của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn cần đặt ra câu hỏi về mật độ đi, thời gian đi công tác để cân bằng công việc và cuộc sống gia đình hợp lý.

Còn với trường hợp bạn không thể đi công tác thì trước đó hãy tìm hiểu kỹ về tính chất công việc trước khi ứng tuyển. Còn nếu lỡ gặp phải câu hỏi và y trong vòng phỏng vấn rồi thì hãy trả lời thật lòng để có sự rõ ràng ngay từ đầu.

25. Làm sao doanh nghiệp tuyển dụng bạn khi bạn vẫn còn cần bổ sung kinh nghiệm?

Bạn nên mô tả các kỹ năng mình đang sở hữu phù hợp với công việc bằng sự tự tin và khôn khéo. Bạn có thể nói rằng, với vị trí quản lý thì bạn mới chỉ có 2 năm kinh nghiệm nhưng với năng lực chuyên môn cao cùng nhiều kỹ năng, tinh thần cầu tiến thì bạn sẽ làm tốt vai trò của mình.

26. Bạn đã sắp xếp thời gian đến tham gia phỏng vấn như thế nào?

Câu trả lời ghi điểm với nhà tuyển dụng là bạn luôn đặt công việc lên hàng đầu và đến phỏng vấn trước trước giờ đã hẹn. Với câu trả lời này, nhà tuyển dụng đánh giá bạn thật sự quan tâm và cần đến công việc đang ứng tuyển.

27. Bạn còn ứng tuyển cho đơn vị nào khác không?

Với vị trí quan trọng, bạn không nên nói rằng mình đã rải CV tại nhiều doanh nghiệp khác và đang chờ phản hồi. Bạn nên chia sẻ bản thân thật sự muốn được trúng tuyển, làm việc, cống hiến tại vị trí này, tại doanh nghiệp đang ứng tuyển.

28. Hãy kể về thành công và thất bại của mình?

Với yếu tố thành công, hãy lựa chọn và nói về điều mà bạn tự hào và liên quan đến các yêu cầu công việc để thể hiện mình là người phù hợp với công ty. Còn với yếu tố  thất bại, bạn có thể chỉ ra một thất bại mà không gây ảnh hưởng lớn cho doanh nghiệp hay công việc đang ứng tuyển. Hãy nhấn mạnh nhiều hơn vào cách xử lý, bài học rút ra từ thất bại đó.

29. Bạn làm gì khi hết giờ làm nhưng các nhân viên khác vẫn chưa ra về?

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn xem xét thái độ ứng xử của ứng viên. Bạn có thể trả lời rằng trước tiên, bạn muốn tìm hiểu lý do vì tại họ về muộn. Nếu là vấn đề liên quan đến công việc, bạn hỏi xem đồng nghiệp có cần bạn hỗ trợ gì không. Còn nếu là yếu tố chủ quan cá nhân như chưa về giờ cao điểm do tắc đường, chơi game, buôn chuyện… thì bạn có thể xin phép ra về trước.

30. Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không?

Hãy tìm hiểu trước về doanh nghiệp và chuẩn bị cách đặt câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng như: Quy trình làm việc, cách báo cáo công việc, môi trường văn hóa, quy định, thời gian làm việc nếu trúng tuyển,…

Trả lời các câu hỏi phỏng vấn chính là cơ hội để bạn chứng tỏ bản thân mình trước nhà tuyển dụng để tăng khả năng trúng tuyển. Qua đây, hy vọng bạn đã có thêm thông tin hữu ích để tạo ấn tượng tốt đẹp và ghi điểm trước nhà tuyển dụng hơn so với ứng viên khác. Chúc bạn đạt được công việc phù hợp. 

Duẩn Tinh Hoa HR
Duẩn Tinh Hoa HR

Người làm về nhân sự.

Articles: 102